Cây giống ổi nữ hoàng
Cây giống ổi nữ hoàng là giống ổi mới thơm ngon cùi dày ăn giòn ít hạt. Cách trồng và chăm sóc ổi nữ hoàng rất đơn giản. Có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau.
Giống ổi nữ hoàng rất dễ trồng muốn đạt được chất lượng trái ngọt giòn thi cần chăm sóc đúng kỹ thuật , nếu bón nhiều phân bón vô cơ ổi sẽ nhạt và chát . Các bạn chăm sóc đúng sẽ cho chất lượng ngon nhất so với các giống khác
Cây giống ổi Nữ Hoàng nhân bản bằng vô tính hình thức ghép cành hoặc chiết cảnh. Cây giống ổi Nữ Hoàng đủ tiêu chuẩn đem trồng là cây cao từ 30-40cm,
cây ghép mắt ghép liền, cành ghép đã có lá mầm, lá lộc nẩy rõ. Chiều cao mắt ghép tối thiểu 15 cm. Chú ý khi trồng chỉ cần để từ 2-4 mắt mầm là tốt nhất.
Thời vụ và mật độ trồng ổi nữ hoàng
Cây ổi nữ hoàng có thể trồng quanh năm. Chỉ cần bạn đáp ứng đủ điều kiện tưới ẩm thường xuyên là được.
Tuy nhiên thời gian trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa (tháng 5-tháng 6) trong miền nam.
Thời gian trồng ổi nữ hoàng ngoài bắc là tháng 1-3 hoặc tháng 8-10 âm lịch.
Đất trồng: Đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50cm; đặc biệt, đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon.
Đào hố: Hố trồng tốt nhất là ở khoảng đường kính 20cm, chiều sâu 20cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3,5 x 4,5m, đào hố vuông hình khối 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m.
Khi đào, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng, vôi bột, lân, sau đó lấp hố cao hơn mặt đất 20 - 30cm.
Nên bón lót mỗi hố từ 5kg phân chuồng hoai mục + 1kg phân hữu cơ +100g vi lượng HVP Oganic + 0,5 – 1,0kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali
Tiến hành đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10 - 15cm.
>>> Xem thêm : ổi không hạt - ổi xá lị giống ngon độc đáo,ổi ruột đỏ bến cát.
Khi trồng ổi , đào lỗ giữa mô, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô 3 - 5cm. Sau đó, dùng đất vun tới mặt bầu rồi dận chặt, tưới nước.
Khi đặt cây phải cắm cọc cố định thân để cây khỏi bị tác hại của gió.
Cần cung cấp đủ nước cho cây, nhất là trong mùa khô, khi quả đang lớn và lúc quả sắp chín.
Khi tưới chú ý tránh ngày trời nắng to. Thời gian tưới cây tốt nhất là lúc sáng sớm hoặc khi chiều mát.
Phủ gốc bằng cỏ, rác… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Hiện tại có thể sử dụng phương pháp sử dụng tấm nilon ngăn cỏ độ bền 2 năm.
Làm cỏ vụ xuân tháng 1 - 2 và vụ thu tháng 8 - 9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2 - 3 lần.
Việc tạo tán, tỉa cành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho quả, tán cây chỉ cao khoảng 1,4 - 1,5m, dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch.
Sau khi trồng cây giống khoảng 3 tháng, từ thân cây ra những đọt mới (cành cấp I) và để dài khoảng 0,8 - 1m.
Khi vỏ đọt ở độ bánh tẻ, sẽ cắt bỏ 1/2 chiều dài đọt. Sau khi cắt đọt, mỗi cành cấp I sẽ đâm ra 2 đọt mới ở nách cặp lá gần vết cắt (cành cấp II).
Chờ cho các cành cấp II này thành thục lại cắt đọt, tiếp tục việc tạo tán. Tính từ gốc đọt thứ 2 trở lên, cắt ở vị trí trên 4 - 5 cặp lá, hoặc tính từ mặt đất lên khoảng 1,2m là vừa. Tiến hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại mỗi cây 3 - 4 cành cấp I, 8 - 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng.
Tiến hành bấm ngọn đọt thứ 3 ngay vị trí phía trên cặp quả ổi non đã đậu và tỉa các quả dư.
Sau một thời gian ngắn, ở nách các cặp lá cành cấp II và cấp III sẽ mọc ra các chồi mới cho quả. Tiếp tục bấm đọt những chồi mới ở vị trí trên cặp quả nhỏ như đã làm ở trên.
Năm thứ 1: phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 - 15 - 18, 4 lần bón mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat.
Năm thứ 2: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat, tức là cả năm bón 1.300g cho 1 cây.
Năm thứ 3: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat, tức là cả năm bón 2.000g cho 1 cây.
Những năm sau, ổi đã ra hoa rộ, tăng lượng phân bón lên và tính thêm số lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch. Một tháng trước khi ra hoa, người ta thường bón phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều.
Nấm Glomerella cingualata làm cho quả đang lớn ngừng sinh trưởng và đen lại do bị bào tử nấm phủ kín.
Nấm Fusarium và Macrophomina ở những đất không thoát nước có thể làm chết cây con hoặc cây 3, 4 tuổi.
Một loại tảo Cephaleuros virescens gây ra những vết màu xám trên lá và trên quả.
Những loại bệnh trên có thể trị bằng phun thuốc có đồng. Tuyến trùng ở những đất cát gây hại đôi khi đáng kể, do đó cũng phải chú ý luân canh, tăng cường bón phân tưới nước.
Tháng 6, 7 những quả ổi chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 - 80% số quả chín.
Bà con dùng Metila Ogenola hoặc Hudrolizat de protein để dẫn dụ và dùng bả trộn với một chất sát trùng như Malathion để trừ.
Để phòng trừ các loại sâu bệnh miệng hút, nhất là rệp sáp phá hại ở những vườn ổi ít được chăm sóc và các loại: sâu đo, sâu kén đục lá cùng một số sâu róm rất to ăn lá và quả non, bà con cần phun lân hữu cơ, cacbamat.
Trên thị trường hiện có nhiều đơn vị cung cấp cây giống ổi nữ hoàng. Khi mua cây giống các bạn nên chọn những cơ sở uy tín có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của cây để đảm bảo không mua phải hàng kém chất lượng. Các bạn có thể liên hệ .
Trung tâm giống cây trồng - Công ty TNHH nghiên cứu và phát triển Nông Nghiệp Việt Nam.
Địa chỉ: Học viện Nông Nghiệp - Trâu Quỳ - Gia Lâm- Hà Nội. Liên hệ theo số hotline bên trên. Hiện chúng tôi có 2 loại cây giống ổi nữ hoàng:
- Giống cây ổi Nữ Hoàng : cây giống ghép 30-40 cm, cây ghép mắt ghép cao 15 cm
- Giống cây ổi Nữ Hoàng : cây giống chiết 40-60 cm,
Hotline / Zalo / Facebook : 0979 589 557 - 0982 520 846 - 0981 980 186
UY TÍN- CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU!
Sản phẩm mới
Cây giống vú sữa Mica
100.000 đCây Giống Xoài Đài Loan
50.000 đCây Giống Rau Mì Chính
25.000 đCây Ổi Ruby
100.000 đCây Lựu Đỏ Ấn Độ
80.000 đCây Giống Quất Ngọt Thái
80.000 đCây Giống Mác Mật
20.000 đCây Giống Hồng Da Tre
40.000 đ