Cây cam thảo là loài dược liệu có vị ngọt và mùi thơm nhẹ. Trong cả Đông y và Tây y, cam thảo là vị thuốc rất phổ biến. Cây giống cam thảo được ươm từ hạt trong bầu đất tại vườn ươm Nông Nghiệp Việt.
Cây cam thảo là vị thuốc có tính bình, vị ngọt, không chứa độc tố, được quy vào ba kinh chủ yếu là Tâm, Phế và Tỳ Vị. Đây là cây trồng được sử dụng nhiều trong đời sống có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
1. Đặc điểm và công dụng cây cam thảo
Đặc điểm cây cam thảo
Cam thảo là loại cây thực vật có hoa thuộc bản địa châu Á, họ đậu (Họ cánh bướm) có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis. Ở Việt Nam tùy theo vùng miền mà sẽ có tên gọi khác nhau như sinh cam thảo, quốc lão,...
Cam thảo bắc là cây sống lâu năm thân cao tới 1 – 1.5m.
Cam thảo dây thuộc thân leo, khá nhiều xơ và cành nhỏ.
Toàn thân cây có lông nhỏ.
Lá kép lông chim lẻ, có lá chét 9-17 hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm.
Hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm; nở vào mùa hạ và mùa thu.
Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông.
Quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.
Công dụng cây cam thảo
Cam thảo trong Đông y như dùng làm thuốc dẫn kinh, chữa các bệnh viêm họng, ho, nhiều đờm,...hoặc các bệnh tiêu hóa viêm loét dạ dày, tá tràng.
Ngoài ra cam thảo còn có tác dụng giải độc, điều hòa tác dụng của các phương thuốc.
Hoạt chất Glycyrrhizin trong chiết xuất rễ cam thảo có thể chống lại vi khuẩn và hạn chế nhiễm trùng da.
Trong dây cam thảo cũng có chứa hoạt chất staphylococcus aureus, một chất có khả năng kháng khuẩn giúp cải thiện bệnh chốc lở, viêm nang lông
Chiết suất từ cam thảo có thể điều trị tăng sắc tố sau viêm và phục hồi tổn thương sau mụn hiệu quả.