Kĩ Thuật Trồng Cây Măng Tre Bát Độ

Cay Mang Bat Do 3

Măng tre là loại thực phẩm chứa nhiều Protein, glucid và cung cấp cho cơ thể nhiều thành phần chống ô xy hóa giúp ngăn ngừa ung thư, giảm cân và tránh sự hình thành của các vi khuẩn, cải thiện sự tiêu hóa, giảm cholesterol. Với xu hướng hiện nay là quay trở lại việc ăn uống thanh đạm và sạch thì măng tre có thể trở thành thực phẩm thiết yếu.

Cay Mang Bat Do 32
1. Kỹ thuật khai thác măng tre
Sau khi trồng năm thứ nhất và năm thứ hai là thời kỳ chăm sóc, năm thứ ba trở đi mới thu hoạch. Thu hoạch trong khoảng 15 - 20 năm, măng Bát Độ có thời gian thu hoạch dài, nhiều tháng trong năm (từ tháng 3 đến tháng 11 - 12). Vào tháng 3 khi nhiệt độ từ 150 C trở lên là măng mọc lên.
Vỏ măng khi chưa ra khỏi mặt đất thì có màu vàng nâu, thịt măng ngon và chất lượng tốt. Khi măng đã mọc lên khỏi mặt đất thì vỏ măng sẽ biến thành màu xanh lục, thịt măng sẽ bị hoá gỗ, chất lượng giảm. Vì vậy, phải lấp đất che phủ măng không để ánh sáng mặt trời chiếu vào. Để nâng cao chất lượng măng, trong thời gian thu hái măng phải dùng đất và mùn hữu cơ phủ gốc cho khóm măng thành một lớp đất dày 16-30 cm hoặc hơn nữa.
- Khi nào thì thu hái măng: Khi măng bát độ bắt đầu nhú lên khỏi mặt lớp đất phủ từ 10 - 20 cm thì thu hoạch. Thời kỳ đầu (tháng 3 - 4) và thời kỳ cuối (tháng 11 - 12) nhiệt độ thấp măng mọc chậm thì 5 - 7 ngày thu một lần. Các tháng hè thu (tháng 5 - 10) nhiệt độ cao, mưa nhiều măng mọc rộ thì 3 - 5 ngày thu một lần.
- Thời điểm thu hái măng: Tốt nhất là thu măng vào buổi sáng.
- Vị trí cắt măng: Là phần tiếp giáp giữa thân ngầm và thân măng.
- Kỹ thuật cắt măng: Khi ta khai thác một cái măng thì sẽ tác động đến các mắt ngủ ở sát vết cắt, tại vị trí đó tiếp tục nhú các măng. Cho nên khi khai thác măng cần phải đào sâu xuống đất, dùng dao cắt tại vị trí phình ra của eo măng theo chiều thẳng đứng từ trên xuống cách gốc cây mẹ khoảng 10 cm. Chú ý không làm hư hại gốc cây mẹ, bởi vì ở đó có những mắt sinh ra măng mới. Lấy m ăng xong lại phủ đất lên gốc khóm măng như cũ.
2. Kỹ thuật nuôi dưỡng tăng năng suất măng
a) Kỹ thuật để lại số cây mẹ
- Kỹ thuật 1: Chu kỳ 3 năm để cây mẹ 1 lần. Bắt đầu từ năm thứ 2 để 4 cây mẹ, năm thứ 6 để 4 cây mẹ để thay 4 cây mẹ năm thứ 2. Năm thứ 10 để 4 cây mẹ thay 4 cây mẹ năm thứ 6... Cứ như thế trong quá trình khai thác măng. Đới với tre trúc mọc cụm, cây mẹ ở giữa bụi cho sản lượng măng thấp nên những măng ở trong bụi khai thác hết, chỉ chọn những măng ở bên ngoài để nuôi dưỡng thành cây mẹ.
Chu kỳ 4 năm 1 lần đánh bỏ gốc già để phục tráng làm trẻ hóa rừng tre và tạo điều kiện đất tơi xốp. Thời gian đánh gốc tiến hành vào vụ đông (hết vụ măng).
b) Chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh
- Chăm sóc: Cần phải trừ cỏ và xới đất xung quanh gốc cây cho xốp, thông thường hàng năm làm cỏ xới đất 2 lần vào tháng 5 - 6 và tháng 8 - 9.
- Bón phân: Các loại phân đều dùng được. Phân chuồng, bột xương, đất bùn ao tốt nhất là bón vào mùa thu đông, từ 22,5 - 37,5 tấn/ha hoặc bùn ao từ 37,5 - 60,0 tấn/ha. Các loại phân có hiệu quả nhanh như phân tổng hợp, đạm, lân,... Nên bón vào mùa xuân hè, sau khi làm cỏ xới đất mỗi khóm bón 0,2 - 0,3 kg.
- Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh chủ yếu là bệnh thối măng và sâu voi. Phòng bệnh thối măng: Dùng thuốc Promidi pha loãng 5.000 lần để phun phòng, cứ 7 ngày phun 1 lần là tốt nhất. Phòng trừ sâu voi: Buổi sáng 9 - 12 giờ, buổi chiều 3 giờ đến tối là lúc nó hoạt động và đẻ trứng thì bắt và diệt. Khi ấu trùng chuyển hoá thành sâu thì dùng thuốc Dipterex 90% pha loãng 500 lần để phun trừ

 
Cay Mang Bat Do 4
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây