Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Tây

hạt giống măng tây

Măng tây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong măng tây có chứa nhiều chất đạm, chất xơ, chất khoáng, canxi… và nhiều loại vitamin như vitamin A, C, B6, B2, B1...

hạt giống măng tây2

Trong những năm qua, măng tây là cây đem lại thu nhập và có giá trị kinh tế rất cao, đang được ưa chuộng trên thị trường. Măng tây trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi. Ở độ cao 600-900m so với mực nước biển măng cho năng suất cao hơn. Hiện nay, măng tây được trồng tại nhiều vùng trong cả nước: Đông Anh (Hà Nội); Kiến An (Hải Phòng), Đức Trọng (Lâm Đồng), Củ Chi (Tp.HCM)… Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu quy trình kỹ thuật trồng măng tây để bà con tham khảo áp dụng.

hạt giống măng tây

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển măng tây

Măng tây có tên khoa học là Asparagus - thuộc dạng cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo. Cây có hoa đơn tính màu vàng, quả màu đỏ vỏ hạt cứng, nhiệt độ thích hợp cho cây măng phát triển từ 15-30oC, có tuổi thọ 25-30 năm, cây trồng có thể cho thu hoạch kéo dài liên tục từ 6-8 năm, thậm chí có thể đến 10-15 năm nếu chăm sóc đúng kỹ thuật. Thế giới có nhiều giống măng tây khác nhau như: Măng tây tím, măng tây trắng và măng tây xanh.

Măng tây là cây ưa sáng, rất mẫn cảm với đất trồng. Đất trồng măng tây phải có độ phì cao, tơi xốp, giàu mùn và độ pH từ 6-7 là tốt nhất. Sau 2-3 tháng ươm giống và 4-6 tháng trồng thì cây bắt đầu cho thu hoạch, năng suất trung bình 8-10kg/1.000m2/ngày (năng suất sẽ tăng dần theo thời gian), thời gian cho thu hoạch khoảng 8 tháng/năm.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Cách ươm giống măng tây: Hạt giống sau khi lấy ra được phơi ở nắng nhẹ khoảng 4h, sau đó ngâm trong nước lạnh có pha với phân sinh học WEHG trong 10h rồi lấy ra ủ, dụng cụ ủ bao gồm: Dưới cùng trải một lớp tro dày 1cm, lấy một tấm lưới đen phủ lên, tiếp tục phủ một lớp tro trấu dày 1cm lên trên tấm lưới rồi rải hạt lên trên lớp tro trấu đó, sau đó phủ một lớp tro trấu dày 1cm lên lớp hạt, lấy áo thun phủ lên, mỗi ngày tưới nước 2 lần sáng chiều, hạt ủ nơi râm mát nhiệt độ khoảng 25-28oC. 5 ngày sau khi ủ kiểm tra và gắp hết những hạt đã nảy mầm bỏ vào bịch ương lấp nhẹ bằng tro trấu.

Bịch ương bằng nilong đen có kích thước 15 x 20cm, đất đóng bịch bao gồm đất sạch pha cát, tro trấu, phân hữu cơ hoai mục, hàng ngày tưới đủ ẩm chăm sóc cho cây phát triển tốt đến khi đủ tiêu chuẩn thì đem trồng (khi trồng đảm bảo cây đạt độ cao 25-30cm sau khoảng 3 tháng gieo ươm, có 1-2 nhánh khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, bộ rễ có đủ ít nhất từ 9 cọng rễ trở lên).

Chọn, làm đất trồng: Măng tây phù hợp các loại đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám, đất pha cát nhẹ, đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt, tầng canh tác dày 40-50cm, độ ẩm trung bình 65-70%, độ PH 6-7 không bị phèn, không ngập úng vào mùa mưa, chủ động nước tưới trong mùa khô. Đất cày bừa kỹ, phun thuốc diệt mầm bệnh, san phẳng, lên liếp rộng 100cm, cao 30cm, phơi nắng 25-30 ngày trước khi trồng.

Thời vụ: Nhiệt độ thích hợp cho cây măng tây phát triển từ 15-30oC, do đó có thể trồng vào 2 vụ trong năm đó là: Gieo cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 để trồng tháng 2,3 và gieo cuối tháng 2 đến tháng 4 để trồng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.

Chăm sóc măng tây

cây măng tây

Bón lót: Trên mặt liếp dùng cuốc đào một rãnh dọc theo chiều dài rộng 50cm, sâu 25cm hoặc đào hố kích thước 40-40cm cách nhau 45-50cm, đảo đều phân với đất với lượng 12-15 tấn phân hữu cơ hoai mục kết hợp Trichoderma, 150kg NPK, 1200-1500kg vôi cho 1ha đất trồng sau đó rạch bịch nilong để trồng.

Bón thúc: Thời gian chăm sóc chưa thu hoạch được chia làm 4-6 lần: Lần đầu sau trồng 15-20 ngày; trung bình mỗi tháng bón một lần với lượng phân bón cho 1ha là 150 kg NPK loại 16-16-8 cho mỗi lần bón. Đồng thời vun gốc sau mỗi lần bón phân để bảo vệ cổ rễ. Trước khi vào thời kỳ thu hoạch măng (khoảng 120 ngày sau trồng) bón thêm 15-20 tấn phân chuồng + 200 kg NPK loại 15-15-15/ha nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây mẹ đẻ nhiều măng. Sau khi thu hoạch khoảng 3,5 tháng, cắt tỉa bớt cây mẹ già, chỉ giữ lại những cây khỏe và tiếp tục bón thúc bổ sung thêm phân chuồng, phân NPK, WEHG, Nitrophotka để kích thích cây tiếp tục sinh trưởng và cho nhiều chồi măng năng suất chất lượng hơn.

Tưới nước: Nước là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng măng, thường xuyên cung cấp đủ nước sạch đảm bảo duy trì độ ẩm ở mức 60-70%, nên sử dụng nước giếng khoan, có thể tưới phun, tưới nhỏ giọt hoặc tưới rãnh ngày 2 lần vào mùa nắng, 1-2 ngày/lần vào mùa mưa. Nên tưới vào buổi sáng sau khi thu măng xong và buổi chiều nhưng kết thúc trước 5h chiều để khỏi làm ảnh hưởng đến những mầm măng mới nhú. Vào mùa nắng cần giữ ẩm bằng cách phủ rơm rạ hoặc sơ dừa, tro trấu. lục bình…, mùa mưa cần làm rãnh thoát nước tốt, tuyệt đối không để măng bị ngập úng.

Tỉa cành, làm cỏ: Sau khi trồng, định kỳ bón phân cần làm cỏ sạch sẽ, thời gian đầu chưa cho măng có thể dùng màng phủ nông nghiệp hoặc các loại rơm rạ lục bình đã qua xử lý phủ gốc để hạn chế cỏ dại. Ngay sau khi trồng cây ra đất tiến hành cắm cọc tre hàng đôi cao 120cm mỗi cọc cách nhau 3-4m dùng dây kẽm hoặc dây cước bền nối các cọc trên một hàng với nhau cách mặt đất 20-30cm, kẹp cây măng ở giữa để đỡ cây măng khỏi đổ ngã (cây măng ở giữa, 2 dây 2 bên tránh cột dây kẹp sát cây măng), sau đó nâng dần dây đôi lên hoặc cột thêm hàng dây ở độ cao 75-90cm, sau mỗi lần làm cỏ bón phân tiến hành đồng thời tỉa bỏ những cây ốm yếu, bị sâu bệnh chậm phát triển, cây đổ ngã, cây nhỏ, cây già để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, chỉ để lại 4-6 cây mẹ to khỏe/một bụi.

Khi cây ở độ 4,5-5 tháng tuổi, đường kính gốc cây mẹ đạt > 10cm lá cây mẹ từ màu xanh nhạt chuyển sang xanh đậm là lúc cây bắt đầu cho thu hoạch cần cắt bớt ngọn cây chỉ giữ lại chiều cao từ 1-1,2m, tỉa bỏ bớt lá gốc ở khoảng cách 30-40cm cho dễ thu hoạch măng.

Phòng trừ sâu bệnh: Sau mỗi lần làm cỏ, bón phân cần tiến hành phun thuốc phòng tuyến trùng, nấm bệnh sâu hại cây. Nếu chọn và xử lý đất tốt trước khi trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật thì măng tây rất ít bị sâu hại. Tuy nhiên, cần chú ý phòng trừ kịp thời một số đối tượng dịch hại như sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp… các bệnh thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… vào mùa mưa măng tây rất dễ bị một số bệnh hại như: Thán thư, phấn trắng, sương mai, thối rễ, đốm lá… nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ thảo mộc và vi sinh nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi thu hoạch.

Lưu ý: Trong thời gian thu hoạch măng tây không nên dùng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật vì chồi măng tây xanh rất nhạy cảm với các loại thuốc độc này, có thể nên dùng lúc ngưng thu m
ăng để dưỡng cây mẹ.

Thu hoạch và bảo quản măng tây : Thu hoạch lứa đầu sau trồng khoảng 4 - 6 tháng. Hàng ngày thu măng vào buổi sáng từ 6 - 8h sáng, thu hoạch bằng tay, nắm sát gốc cây măng nghiêng 30o xoay và giật nhẹ, không dùng dao cắt chồi măng. Rửa sạch đất cát nhưng không được để ướt đầu măng, xếp ngọn bằng nhau, cắt gốc theo tiêu chuẩn phân loại. Dùng dây mềm buộc thành bó 0,5-1kg/bó, lấy giấy báo hoặc giầy mềm bọc kín bảo vệ đầu bông bó măng, ngâm gốc vào nước sạch giữ cho măng tươi hoặc xếp thẳng đứng vào thùng (không xếp nằm sẽ dập măng), chuyển ngay về nơi chế biến hoặc nơi tiêu thụ.

Chỉ thu hoạch lứa măng tơ trong vòng 1 tháng (phải thu hết kể cả cây không đạt chất lượng) để dưỡng cây mẹ tránh cho cây không bị kiệt sức làm giảm chất lượng, năng suất lứa măng sau. Những lứa sau chu kỳ thu hoạch kéo dài 2,5-3 tháng, thu măng hàng ngày. Khi thấy đường kính thân măng nhỏ hơn 8mm, cây mẹ già có dấu hiệu vàng úa thì ngưng thu hoạch tiến hành trẻ hóa vườn măng bằng cách giữ lại dưỡng 4-6 chồi măng làm cây mẹ trẻ thay thế, khi cây mẹ trẻ đủ lớn, đường kính đạt 10-12mm bắt đầu bung tàn cành lá thì nhổ bỏ cây mẹ già kết hợp bón phân xới xáo làm cỏ phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh chuẩn bị cho kỳ thu hoạch mới

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây