Sâu bệnh hại trên cây chuối

Cây chuối ngày càng bị nhiều đối tượng sâu bệnh hại tấn công làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm. Sau đây là một số sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trị trên cây chuối để bà con tham khảo.

cây chuối tây thái lan

Bệnh trên cây chuối do nhiều nguyên nhân có thể do virus, do vi khuẩn, do nấm mốc. 
 

benh tren cay chuoi (2)

1. Nhóm bệnh trên cây chuối do vius gây ra :

Bệnh chùn đọt chuối, bệnh khảm lá chuối, bệnh sọc chuối. Đối với nhóm bệnh này hiện không có thuốc trị, thời gian từ khi cây chuối bị nhiễm bệnh đến khi phát hiện bệnh ra bên ngoài kéo dài 3 – 4 tháng nên khi phát hiện bệnh cần phải đào bỏ ngay và xử lý đất thật cẩn thận (đào hố chôn rồi rắc vôi, đem đốt bỏ ...) trước khi trồng lại phải rắc vôi xử lý sau 1 tháng mới trồng lại.

a. Bệnh chùn đọt (Bunchy top virus):

Cây bị bệnh lá mọc chụm lại ở ngọn thân giả, lá nhỏ, bìa bị vàng, mép lá uốn cong, cuống lá ngắn lại. Trên phiến lá có các sọc xanh lợt chạy song song với các gân phụ.

b. Bệnh khảm lá

(CMV: Cucumber Mosai Vius): Bệnh do virus gây hại. Cây bị bệnh lá có sọc vàng từ ngoài bìa lá vào cuống lá, cây phát triển kém, khi phát hiện cây bị bệnh cần phải đào bỏ và xử lý ngay để tránh lây nhiễm.

c. Bệnh sọc lá chuối (CSV):

 Bệnh do virus gây hại. Các bệnh do virus gây hại đều có khả năng truyền từ cây này sang cây khác, bệnh lây lan trực tiếp qua con giống và trung gian truyền bệnh như rầy mềm sống ở các bẹ lá chuối, tuyến trùng trong đất truyền virus từ cây này sang cây khác hoặc trong quá trình đánh tỉa con chuối, cắt lá chuối...

Biện pháp phòng trừ bệnh chuối do virus

: Trong trường hợp vườn chuối đã bị bệnh và đang có chiều hướng lây lan rộng, cần tiến hành ngay một số biện pháp sau:
- Vệ sinh vườn sạch sẽ tạo độ thông thoáng cho vườn chuối, cắt bỏ và thu gom các lá già để tiêu hủy, không tủ vào gốc.
- Đào bỏ các cây bị bệnh nặng, nhặt hết cả củ để tiêu huỷ đồng thời phun trừ rệp bằng các loại thuốc Sherpa, Pyrinex, Fenbis, Sago super. Phun ướt đều lá, thân và gốc cây chuối.
- Không sử dụng cây con ở vườn đã bị bệnh để làm giống.
- Nếu vườn bị bệnh nặng nên phá bỏ và trồng cây khác trong khoảng 1 năm sau mới trồng lại chuối được
Một số giống chuối kháng bệnh cực tốt  Giống Chuối TâyGiống Chuối Tây Thái- ,Giống Chuối Tiêu Hồng- 

2 Nhóm bệnh do vi khuẩn:

a. Bệnh đốm lá hay bệnh cháy lá: 

Do nấm Sigatoka vàng (Mycosphaerella musicola) và Sigtoka đen (Mycosphaerella fijiensis), bệnh gây hại trên lá tạo ra những hình bầu dục có màu nâu với viền vàng rất rõ (Sigatoka vàng).
Đối với Sigatoka đen những đốm bệnh có màu sậm hơn và xuất hiện ở mặt dưới của lá. Bệnh phát triển mạnh vào những tháng mùa mưa và mùa có sương, ẩm ướt, bệnh nặng ảnh hưởng tới năng suất cây.
Biện pháp phòng trị: Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa lá già và lá bị bệnh đem đốt, thoát nước tốt cho vườn chuối trong mùa mưa. Phun các thuốc gốc đồng hay Benomyl, macozeb, Zineb, Kocide, Tilt, Score, Anvil... phun từ 2 – 4 lần trong mùa mưa.

b. Bệnh héo rũ Panama ( Fusarium oxysporumf):

Cây chuối bị nhiễm bệnh Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già lên các lá non.
Triệu chứng vàng phát triển từ bìa lá và lan vào hướng gân lá.
Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá.
Trên các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng khô héo.
Cây bị bệnh chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển xung quanh nhưng sau đó cũng bị héo rụi.
Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch có màu nâu vàng, cắt ngang thân thật (củ chuối) các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi. Nấm bệnh lưu tồn trong đất và các cây bệnh.
Nấm có thể sống hoại sinh trong củ chuối và các bộ phận khác một thời gian dài, lây lan chủ yếu theo cây chuối con và đất có mang mầm bệnh. Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ. Sau khi xâm nhập, nấm sẽ phát triển trong mạch mọc làm cho cây bị vàng héo.
Xem thêm tại bài viết  Kỹ thuật phòng trừ bệnh cháy lá hại chuối 


Biện pháp phòng trị: 

Thường xuyên kiểm tra vườn và vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt bỏ những lá bệnh đem đốt, thoát nước tốt.
Phun các thuốc gốc đồng hay Benomyl, macozeb, Zineb, Kocide, Tilt, Score, Anvil....vào mùa mưa thì 2 – 4 tuần phun 1 lần.
- Nên chọn đất có độ pH hơi kiềm để trồng chuối.
- Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống, gọt sạch rễ và đất ở gốc trước khi trồng.
- Nên bón vôi vào các hố trồng, có thể nhúng gốc chuối con vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc gốc đồng như: Funguran, COC 85, Kocide...
- Khi phát hiện cây bệnh nên đào bỏ các gốc bệnh và rải vôi khử đất.
- Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh.
- Tưới thuốc vào đất ở các vườn chuối con bằng các loại thuốc như Benomyl, macozeb, Zineb, Kocide, Tilt, Score, Anvil...

3. Nhóm bệnh trên quả chuối: 

Gồm bệnh đốm đen (Fruit Freckle) và bệnh chấm đen (Deigh toniella speckle), bệnh rỉ nước ở quả chuối.

Bệnh đốm đen và bệnh chấm đen trên trái chuối

Hai bệnh này thường xảy ra cùng 1 lúc trên cùng một buồng chuối. Bệnh lây nhiễm từ lá mang bệnh truyền qua buồng chuối. Vào mùa mưa khi ẩm độ không khí cao bệnh phát triển mạnh.
Những đốm đen trên quả chuối dân thường gọi là đốm trứng cuốc nhưng thực tế là do nấm bệnh, bệnh này không ảnh hưởng tới chất lượng quả chuối nhưng làm mất vẻ đẹp thẩm mỹ của quả chuối nên không xuất khẩu được.

Sùng đục củ và thân chuối hay sâu vòi voi thân củ (Cosmopolites sordidus):

Đây là loại sâu nguy hiểm gây hại cho vườn chuối. Quan sát vườn chuối thấy trên thân cây chuối có nhiều lỗ nhỏ xì mủ ra đó là sâu đục thân chuối. Sâu đục thân chuối làm trái không phát triển, nếu vào sâu trong lõi chuối sẽ làm gãy đổ buồng chuối ... sử dụng Furadan hay Basudin rải trên gốc chuối, hoặc dùng bả mồi là những khúc thân chuối bổ đôi úp quanh gốc để bắt thành trùng, kết hợp phun xịt thuốc.

Rệp muội hay rầy mềm (Pentalonia nigronervosa):

Có kích thước rất nhỏ, dài khoảng trên 1mm, màu nâu đen, có cánh hoặc không có cánh.
Rệp thường sống tập trung trong các bẹ lá già gần mặt đất, khi mật độ cao rệp bám cả trên ngọn chuối và cây chuối con, chích hút nhựa làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây chuối và truyền bệnh virus.
Chất bài tiết của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá và buồng chuối.
Vòng đời rệp rất ngắn, trung bình chỉ 10-13 ngày nên khi gặp điều kiện thuận lợi rệp phát triển số lượng khá nhanh. Trong vườn chuối bị bệnh sẽ phát hiện thấy có rệp.
Đây là một trong những tác nhân chính làm lây lan bệnh chùn đọt chuối và bệnh khảm lá chuối.
Trong trường hợp vườn chuối đã bị bệnh và đang có chiều hướng lây lan rộng, cần tiến hành ngay một số biện pháp như:
- Vệ sinh vườn sạch sẽ thông thoáng, cắt bỏ và thu gom các lá già ra ngoài vườn để tiêu hủy, không tủ vào gốc.
- Đào bỏ các cây bị bệnh nặng, nhặt hết cả củ, đồng thời phun trừ rệp bằng các loại thuốc Sherpa, Pyrinex, Fenbis, Sago super. Phun ướt đều lên cả lá, thân và gốc cây chuối.
Không dùng cây con ở vườn đã bị bệnh để làm giống. Nếu vườn bị bệnh nặng phải phá bỏ trồng cây khác trong khoảng 1 năm mới trồng lại chuối được.
 
vuon chuoi

6. Bù lạch (Chysannoptera thripidae):

Thành trùng rất nhỏ, có màu nâu hay đen thường tập trung ở các lá bắc để chích hút các trái non, làm trái có những chấm màu nâu đen.

7. Sâu cuốn lá (Erionata thorax):

Xịt thuốc hoặc ngắt bỏ các lá bị cuốn và giết sâu.

8. Bọ giáp ( Basilepta robusta):

Bọ hình bầu dục dài khoảng 8 -10mm có cánh màu nâu sẫm hoặc xanh đen óng ánh. Bọ trưởng thành ban ngày thường giả chết, tập trung ở các ngọn chuối ăn lá non, quả chuối mới trổ tạo thành các vết xước ở quả chuối, khi quả lớn thành sẹo, hay những vết ghẻ làm giảm giá trị khi bán.

9. Phòng trị tuyến trùng hại rễ:

Bằng cách loại cây bệnh ra khỏi vườn, rải Basudin hay Furadan, Mocap... vừa phòng trị sâu vòi voi và tuyến trùng. Phải khử đất và xử lý con chuối giống trước khi trồng

10. Quản lý cỏ dại và vệ sinh vườn chuối

Trong năm đầu tiên trồng chuối, nông dân có thể tận dụng đất để trồng những cây họ đậu khác để hạn chế cỏ dại. Không nên trồng những cây họ bầu bí, cà, ớt.

11. Thu hoạch và bảo quản:

Tùy theo cây con và chế độ chăm sóc, bón phân, tưới nước thông thường.
Từ trồng đến trổ khoảng 7 -10 tháng, từ trổ đến thu hoạch buồng khoảng 110 – 130 ngày tùy theo thời vụ và thị trường đòi hỏi. Thường độ chín của quả được xác định qua màu sắc vỏ, độ no đầy và góc cạnh của trái.
Lúc thu quày tránh làm cho trái bị trầy xước, dùng bao gai mềm bọc buồng chuối lại để tránh trầy xước khi vận chuyển.

Nguồn tin: khuyennong.lamdong.gov.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây