Các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chọn tạo giống

Các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chọn tạo giống

Tầm quan trọng của di truyền học trong sự sinh trưởng của các cây trồng nông nghiệp được thể hiện qua sự gia tăng rất lớn trong năng suất của các giống bắp lai mới và các giống lúa nước, lúa mì và hàng loạt các giống cây trồng khác

Các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chọn tạo giống2

Năng suất đạt được đối với bắp trong thời gian gần đây là cao hơn 38 – 61 % (trong điều kiện tốt và xấu) so với các cây giống đã lai tạo trong những năm 1930. Từ năm 1930, năng suất hạt của lúa mì mùa đông đã tăng 16,4 tấn/ha, hay khoảng 0,7 %/năm, sự gia tăng năng suất này do sự đóng góp trực tiếp từ sự cải thiện về tính di truyền.

 

    1.  Giống và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng

Các giống mới có năng suất cao sẽ có nhu cầu chất dinh dưỡng cao. Thực tế quan trọng cần được nghiên cứu kỹ trong các quyết định thay đổi các giống có năng suất cao hơn, sự tương quan giữa năng suất các giống mới và nhu cầu dinh dưỡng. Trong điều kiện độ phì nhiêu của đất thấp thì một giống năng suất cao không thể phát triển đầy đủ tiềm năng năng suất. Nhưng trên các loại đất có độ phì nhiêu cao thì các giống mới sẽ làm cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất nhanh hơn và cuối cùng là năng suất sẽ giảm nếu không được bổ sung thích hợp các chất dinh dưỡng.

                      chọn tạo giống cây trồng

    1.  Các tương tác giữa giống và độ phì nhiêu của đất

 Thông thường các giống có mức độ thích ứng hẹp thì có xu hướng có những tương tác chặt giữa giống và phân bón, ngược lại các giống có 1 biên độ thích ứng rộng thì sẽ có sự t ương tác yếu. Vào đầu năm 1922, một số nơi trên thế giới đã khuyến cáo là tiêu chuẩn chọn các giống bắp là dựa trên cơ sở mức độ phì nhiêu của đất. Các giống được chọn cho các đất nghèo khác với giống được chọn trồng trên các loại đất giàu dinh dưỡng.

Trong phần lớn các nước nông nghiệp phát triển người ta có tập quán là bón đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng trên đất có độ phì nhiêu thấp. Vì vậy những khuyến cáo về chọn giống hay lai giống không còn cần thiết phải dựa trên cơ sở của mức độ phì nhiêu của đất, nhưng cần chú trọng đến khả năng chống chịu được với sâu bệnh, hay ẩm độ, nhiệt độ bất lợi. Tuy nhiên, trong một chiến lược quản lý các vùng đất bất lợi như đất có hàm lượng Fe hữu dụng thấp hay thừa Al hay thừa các muối hoà tan thì phải chọn các giống hay loài có khả năng chống chịu được điều kiện đặc biệt này. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khi độ phì nhiêu của đất không còn là yếu tố giới hạn sự sinh trưởng của cây trồng, thì sự hiểu biết  các cơ chế hấp thu dinh dưỡng và tính thích ứng chuyên biệt của các giống là cần thiết.

 

    1.  Tầm quan trọng của sự tiếp tục nghiên cứu di truyền học.

Các thành phần cấu tạo  trong di truyền học của 1 loài cây nhất định nào đó thường làm cho cây trồng chỉ có thể phát triển trọng 1 phạm vi giới hạn nhất định. Hầu như không có một loại cây nào có thể sinh trưởng tốt trong tất cả các điều kiện môi trường. Do đó, người ta đề nghị nên có từng chương trình sản xuấtcác giống mớihay giống lai có khả năng đạt năng suất cao trong từng điều kiện riêng biệt.

Nguồn tin: internet

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây